Lẩu lòng cháo, nghe qua chắc có lẽ sẽ có nhiều người cảm thấy rất lạ với món ăn này. Tuy nhiên, đây là một món ăn khá độc và lạ. Đặc biệt chúng lại rất thơm ngon và bổ dưỡng. Vậy bạn muốn học cách làm lẩu lòng cháo để cải thiện bữa ăn cho gia đình? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này. Chắc chắn các bạn sẽ học được công thức bí truyền mà không phải ai cũng làm được.
1. Nguyên liệu cần để làm món lẩu lòng cháo là gì?
Đương nhiên, cách làm lẩu lòng cháo thì chắc chắn sẽ có món lòng rồi đúng không các bạn? Tuy nhiên, ngoài lòng lợn non các bạn còn phải chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
- 300 gam lòng lợn non.
- 100 gam sụn.
- 200 gam má lợn.
- Một ít tiết lợn.
- Các loại rau ăn kèm với món lẩu lòng chảo bao gồm: hành khô, húng chó, rau răm, tía tô và hành lá.
- Các loại gia vị bao gồm: hạt tiêu, mì chính.
- Ngoài ra, các bạn còn phải chuẩn bị một số đồ nghề như: Phễu nhồi lòng, xoong, bếp ăn lẩu…
2. Bí quyết để chọn được nguyên liệu tươi ngon cho món lẩu lòng cháo.
Một trong những nguyên liệu cho cách làm lẩu lòng cháo chính là lòng non của lợn. Vậy làm thế nào để chọn được một bộ lòng non giòn, tươi và không bị đắng? Phần tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết chọn lòng giúp bạn đọc. Cụ thể:
- Nên chọn phần lòng có độ tươi, sáng và có độ bóng bẩy ở bên ngoài. Đặc biệt là kiểm tra độ căng bóng và chúng không bị hôi.
- Theo kinh nghiệm nấu ăn lâu năm thì chúng ta nên chọn những phần ruột non loại nhỏ, có độ căng và tròn đều. Để kiểm tra độ tươi chúng ta nên quan sát bề mặt của bộ lòng phải có màu trắng hồng và bên trong có thêm phần dịch màu trắng sữa.
- Tuyệt đối không nên chọn những phần lòng mà bên trong có dịch màu vàng. Vì đa phần chúng sẽ dễ bị đắng và sẽ làm cho món cháo của chúng ta không chuẩn vị.
3. Cách làm lòng dồi cho món lẩu lòng cháo.
Đối với cách làm lẩu lòng cháo thì khâu sơ chế rất quan trọng. Đặc biệt là sơ chế cho khâu dồi lòng. Để có được món lòng ngon, các bạn cần phải tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Sơ chế phần nguyên liệu cho món lòng dồi.
Đối với phần lòng dồi thì trước tiên các bạn phải lộn phần bên trong ra rồi đem rửa sạch lại bằng nước. Lưu ý, đối với lòng lợn chúng ta cần phải làm thêm một bước nữa đó là khử mùi tanh của chúng. Các bạn có thể sử dụng nước muối và chanh để bóp.
Còn phần nhân dồi lòng, các bạn cần phải sơ chế một số nguyên liệu sau:
- Chuẩn bị hành lá, rau răm đã được nhặt sạch sau rửa lại với nước rồi đem thái thật nhỏ.
- Đối với phần thịt mũi, chúng ta nên làm sạch đồng thời sử dụng thêm gừng, chanh, nước muối để khử mùi hôi cho chúng. Tiếp theo sẽ thái chúng thành những miếng nhỏ.
- Sau đó sẽ tiến hành trộn thịt với phần rau thơm đã được chuẩn bị rồi cho thêm gia vị để chúng đậm đà hơn.
- Trộn hỗn hợp trên với tiết lợn và nước để có được phần nhân. Tuy nhiên, chúng ta nên thực hiện theo công thức: 2 bát tiết canh + 1 bát nước + 1 bát thịt hỗn hợp.
Bước 2: Tiến hành nhồi lòng
- Bước 1: Buộc một đầu của lòng non lại.
- Bước 2: Trước khi dồi lòng, các bạn sẽ lấy phễu buộc vào đầu còn lại của bộ lòng để việc dồi lòng được diễn ra nhanh và dễ hơn.
- Bước 3: Cho nhân qua phễu rồi ấn xuống. Tuy nhiên, cần lưu ý là chúng ta nên làm từ từ nếu không lòng sẽ bị rách, bục phần nhân ra bên ngoài.
- Bước 4: Khi nhồi hết, các bạn lấy dây buộc lại và tiến hành luộc lòng.
- Bước 5: Khi luộc lòng nên đun nhỏ lửa để lòng không bị vỡ và cần mở vung khi luộc.
- Bước 6: Khi phần tiết trong nồi đen thì các bạn nên dùng kim châm để chọc phần lòng luộc để khí được thoát ra ngoài. Sau đó chúng ta chỉ cần đun thêm 15 phút nữa là được.
4. Cách làm phần cháo cho món lẩu lòng cháo ngon chuẩn vị.
Đây được coi là bước quan trọng trong việc làm lẩu lòng cháo. Bởi vì cháo có ngon thì món ăn bạn nấu mới được coi là thành công. Vậy trong cách làm lẩu lòng cháo thì khâu nấu cháo cần phải có bí quyết gì?
- Để có món lẩu cháo ngon thì trước tiên chúng ta phải lấy lại phần nước luộc dồi để nấu cháo.
- Sau đó các bạn cần phải chuẩn bị gạo nấu bằng cách vô sạch rồi cho vào nồi.
- Lưu ý để được một bát cháo sánh, ngon thì các bạn cần phải tính toán lượng gạo và lượng nước khi nấu. Cụ thể thì tỷ lệ nước gạo và lượng nước là 1/5.
- Để món cháo nhanh nhừ, các bạn có thể sử dụng nồi cơm điện hay nồi gang nấu sẽ ngon và không bị khê.
5. Ăn lẩu lòng cháo như thế nào?
Khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu trên thì coi như cách làm lẩu lòng cháo của bạn đã được hoàn thiện. Công việc lúc này là đặt chúng ra bàn ăn. Có thể kê thêm bếp gas mini hay bếp từ, bếp điện đều được. Sau đó đặt nồi cháo lên bếp rồi bật lửa để đảm bảo cháo luôn nóng hổi. Tuy nhiên, nên đun nhỏ lửa để cháo không bị khê.
Còn phần lòng dồi khi đã luộc xong, sẽ thái thành miếng vừa ăn và sếp ra đĩa. Để món lẩu lòng cháo dậy mùi thơm, các bạn có thể phi thêm 1 ít hành khô rồi đổ vào nồi lẩu cháo. Đồng thời cũng sắp sẵn các loại rau ăn kèm với cháo. Nghe có vẻ khá hấp dẫn rồi đúng không nào. Công việc còn lại là các bạn cầm đũa và bát nên thưởng thức món lẩu lòng cháo mà mình vừa làm.
THAM KHẢO: Các cách nấu ăn ngon khác để thay đổi hương vị bữa ăn hằng ngày cho gia đình mình nhé
- Hướng dẫn cách nấu lẩu lòng lợn đơn giản tại nhà
- Chi tiết cách làm lẩu lòng trâu thơm ngon, đúng điệu
- Bỏ túi cách nấu lẩu lòng ngựa ngon chuẩn vị nhà hàng
- #Note ngay cách làm lẩu lòng trần cháo ngon không thể cưỡng
Không quá khó để có được một cách làm lẩu lòng cháo thơm ngon bổ dưỡng đúng không các bạn. Chỉ cần các bạn áp dụng đúng công thức trên của Michelia là bạn sẽ có ngay một nồi lẩu cháo chuẩn vị nhà hàng.