Cách làm sate siêu ngon, mới lạ tại nhà

0
8
Sa tế được làm từ ớt

Đối với tín đồ ăn cay thì sa tế đã không còn là gia vị xa lạ. Tuy nhiên, sa tế là gì? Nguồn gốc từ đâu? Cách làm sate vừa an toàn, đơn giản lại thơm ngon như thế nào thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho những thắc mắc này ngay sau đây nhé!

1. Sa Tế Là Gì?

Sa tế là một loại phụ gia được làm từ ớt, dầu ăn là chủ yếu, nếu thích có thể cho vào chút sả. Sa tế thường được dùng để tẩm ướp nguyên liệu nấu nướng, hoặc tạo màu đỏ đẹp mắt cho các món lẩu cùng mùi thơm đặc trưng, kích thích. Thực chất, sa tế có nguồn gốc từ những gia vị của Ấn Độ.

Sa tế được làm từ ớt

Bên cạnh đó, sa tế cũng được xem là một loại nước xốt trong chế biến món ăn tại Trung Quốc, hầu như được dùng tại Phúc Kiến, Triều Châu và nhiều món ăn hấp dẫn của Đài Loan.

Hiện nay, loại gia vị này đang được bày bán và sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, hương vị và chất lượng của nó lại đơn điệu và không được đảm bảo. Bởi vậy, việc học ngay cách làm sa tế sẽ giúp công việc nội trợ trở nên dễ dàng, thực phẩm cũng đảm bảo.

2. Cách làm sate tôm ngon ngay tại nhà

2.1. Nguyên liệu làm ớt sa tế tôm

Với khẩu phần cho 4 người ăn, bạn cần:

  • Ớt sừng đỏ: 10 trái (thái nhuyễn)
  • Ớt hiểm: 10 trái (thái nhuyễn)
  • Ớt bột 20g (nếu muốn tạo màu hấp dẫn thì bỏ thêm ớt bột)
  • Ớt khô: 1/2 chén
  • Hành tím 4 củ ( thái nhuyễn)
  • Tỏi băm 10 g
  • Sả băm 1/2 chén
  • Tiêu đen xay 2 thìa café (nên dùng tiêu sọ)
  • Tôm khô 1/2 chén (rửa sạch)
  • Dấm 3 thìa canh
  • Nước mắm 1/3 chén
  • Muối 1 thìa canh
  • Dầu ăn 1 chén
  • Đường 1/3 chén

2.2. Cách làm sate tôm cay

Để làm ớt sate tôm bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Sơ chế tôm khô

Tôm ngâm trong nước 30 phút mềm, giã nhuyễn, nếu có máy xay sinh tố có thể xay để tiết kiệm thời gian.

Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu rồi phi thơm hành tỏi, sả rồi cho tôm vừa giã vào xào chung.

Ớt sate tôm cay cay, ấm nồng

Bước 2. Cách làm sa tế tôm

Lấy chảo ra khỏi bếp và cho vào ớt sừng, ớt hiểm xay cùng với ớt bột và ớt khô, dùng đũa trộn đều và đặt lên bếp rồi xào nhanh.
Tiếp tục đổ vào các gia vị muối, tiêu, đường, giấm, nước mắm và lại đảo đều.
Tăng lửa lên và trộn đều cho các gia vị hòa quyện vào nhau, sau đó hạ lửa nhỏ, nấu đến khi hỗn hợp sền sệt là được.
Chờ cho sa tế nguội lại thì bỏ vào hũ đựng (ưu tiên hũ thủy tinh có nắp đậy). Có thể chia làm 2 phần, 1 phần cất bên ngoài ở nơi khô thoáng để dùng hằng ngày, phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh.

Bước 3. Thành phẩm

Ớt sate tôm khi hoàn thành có vị cay cay, ấm nồng, rất thích hợp cho vào hủ tiếu hay phở càng làm món ăn thêm đậm đà.

3. Hướng dẫn cách làm ớt sa tế chuẩn vị

3.1. Nguyên liệu làm ớt sate

  • Ớt tươi 15 quả
  • Tỏi 2 củ
  • Ớt bột 1 chén
  • Sả 2 cây
  • Gia vị các loại: muối, đường, nước tương, dầu ăn (10g)

3.2. Cách làm sate ớt

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, để làm ớt sa tế bạn cần thực hiện như sau:

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

Ớt tươi bỏ cuống rồi rửa sạch và để ráo, dùng dao cắt thành từng miếng mỏng, để riêng.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Sả rửa sạch, băm nhuyễn.Cho ớt vào cối giã dập, cho thêm 1/2 thìa đường và tiếp tục giã cho cả 2 quyện vào nhau.

Bước 2. Làm ớt sate

Làm nóng chảo rồi cho vào 1/2 chén dầu, đun sôi, phi thơm tỏi. Bạn đảo đều tay đến khi tỏi vàng, thơm thì bỏ ớt vào xào cùng.
Trộn đều ớt và tỏi, tiếp tục cho vào nửa chén dầu, 1 chén ớt bột và 2 thìa cà phê muối.
Lúc này, cố gắng đảo đều và nhanh tay liên tục từ 2 – 3 phút. Sau đó lại bỏ vào 2 thìa tương, đảo đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau rồi tắt bếp.
Chờ ớt sa tế nguội rồi cho vào hũ thủy tinh. Lưu ý vệ sinh kỹ hũ thủy tinh và phơi khô rồi mới đựng sa tế.

Bước 3. Thành phẩm và bảo quản

Món ớt sa tế có vị cay cay, bỏ vào món ăn sẽ tạo hương vị thơm ngon, dậy vị vô cùng hấp dẫn!

Bí quyết làm sate ngon

4. Mẹo & lưu ý khi làm sate tại nhà

4.1. Chọn và xử lý nguyên liệu

Như đã đề cập ở trên, ớt là nguyên liệu chính làm nên món sa tế, vì vậy cách làm sate ngon là phải chọn lựa những trái tươi ngon, vẻ ngoài căng bóng, đều màu, không mềm, dập… và có thể chọn trái nhỏ cũng được.
Vì ớt rất cay nên trong quá trình chế biến bạn cần chú ý cẩn thận, không để dính vào mắt hoặc các vùng da mỏng, đang bị thương… giải đáp đơn giản là bạn hãy mang găng tay thực phẩm khi xử lý ớt. Nếu bạn ít ăn cay, chỉ cần bỏ hạt hoặc màng ớt sẽ giúp giảm đáng kể độ cay.

4.2. Cách bảo quản ớt sa tế

Nếu cần lấy sa tế ra dùng, bạn nên dùng muỗng hoặc đũa sạch để múc. Sau khi lấy sa tế xong nhớ đậy nắp hũ lại thật kỹ, nếu muốn lấy thêm thì hãy dùng một cái muỗng khác.
Không để nguyên muỗng nhựa trong hũ sa tế, chú ý mỗi lần lấy hãy sử dụng một cái muỗng khác nhau và rửa sạch.
Để hũ sa tế ở nơi sạch sẽ, thoáng mát như ngăn mát tủ lạnh, kệ bếp nhưng không nên để ở các hốc tủ, hốc chạn, những nơi ẩm thấp dễ bị mốc.
Sau khi đổ sa tế ớt vào hũ và bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể giữ và sử dụng từ 2 – 3 tháng.

Tham khảo thêm các công thức nấu ăn khác:

Qua bài viết này của, chắc hẳn các bạn đã biết chính xác sa tế là gì, cách làm sate và bảo quản ra sao để sử dụng lâu dài. Chúc bạn thành công với công thức làm sate này và đừng quên thường xuyên ghé thăm Michelia để biết thêm những công thức nấu ăn mới lạ cho gia đình mình.

SHARE
Previous articleCách làm sấu ngâm mắm các nàng đều mê
Next articleCách ngâm ớt tỏi không bị nổi váng hay men đục
Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse