Cách ngâm ớt tỏi có đơn giản? Nếu chỉ nhìn vào những nguyên liệu dấm, tỏi, ớt thì ai cũng nghĩ mình sẽ làm được. Nhưng không nhé! Một lọ tỏi ớt ngâm không nổi váng, không xanh tỏi, nước trong và để được lâu thì phải cần bí quyết. Thế nên, đừng khiến món bún, phở của gia đình bị giảm hương vị bằng cách áp dụng ngay cách ngâm tỏi ớt của chúng tôi.
1. Hướng dẫn ngâm ớt tỏi với giấm để được lâu không bị váng
1.1. Nguyên liệu ngâm ớt tỏi
- Ớt tươi: 500g
- Tỏi: 100g
- Dấm gạo: 500m
- Muối: 1 thìa cà phê
- Đường: 5g
1.2. Cách ngâm ớt tỏi ngon
Bất kể ớt chuông, ớt sừng, ớt chỉ thiên… hay các loại ớt khác đều có thể ngâm dấm. Bởi vậy, bạn có thể vô tư lựa chọn theo sở thích của mình. Tuy nhiên, đừng dùng ớt hái lâu ngày, bị dập, mềm, thối để ngâm nhé.
Riêng Mechelia.vn khuyên bạn tốt nhất nên chọn ớt tươi, còn độ giòn và xanh, không chọn loại quá to hoặc quá nhỏ, quả kích thước trung bình và làm đúng theo hướng dẫn ngâm ớt tỏi dưới đây là được.
Bước 1: Cắt bỏ cuống ớt, sau đó rửa sạch rồi để ráo nước. Tỏi bỏ vỏ.
Bước 2: Đun sôi rồi để nguội hỗn hợp bao gồm giấm, muối và đường.
Bước 3: Lọ ngâm nên dùng lọ thủy tinh, rửa sạch rồi tráng nước sôi, sau đó lau thật khô.
Bước 4: Tỏi ớt sau khi sơ chế sạch, cho vào lọ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp vừa được đun sôi và để nguội ngập lượng tỏi ớt trong lọ.
Bước 5: Để lọ nơi thoáng mai chừng 2 ngày là tỏi ớt lên men chua và sử dụng được rồi.
Chỉ với 5 bước đơn giản này bạn đã có ngay một hũ gia vị ngâm ớt tỏi chua ngon khó cưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn bị dạ dày hay không hào hứng với dấm tỏi ớt thì có thể tham khảo thêm cách làm ớt tỏi ngâm nước mắm dưới đây.
2. Cách ngâm ớt tỏi với mắm khác vị
2.1. Nguyên liệu làm ớt ngâm
- Ớt tươi: 500g.
(Lưu ý: Chọn ớt tươi, không héo, dập để ngâm được lâu). - Tỏi khô: 1-2 củ
- Đường.
- Nước mắm ngon.
- Hũ để ngâm ớt: dùng hũ thủy tinh là tốt nhất.
2.2. Cách làm ớt tỏi ngâm nước mắm
Bước 1: Ớt sau khi rửa sạcht, bỏ phần cuống và ngâm với nước muối loãng trong 15 phút. Sau đó vớt ra và rửa với nước sạch. Đem thái ớt thành miếng nhỏ hoặc có thể để nguyên cả quả.
Bước 2: Khuấy tan đường và mắm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó đem hỗn hợp đun sôi.
Lưu ý: nên dùng nước mắm cá cơm nguyên chất thay vì nước mắm công nghiệp vì mắm nguyên chất sẽ khiến ớt ngâm được lâu hơn và ăn chắc chắn ngon hơn rồi.
Bước 3: Cho tỏi ớt vào hũ rồi đổ hỗn hợp mắm đường vào hũ. Nhớ thêm chút muối trắng nữa nhé. Sau đó, hãy đậy kín hũ lại và ngâm khoảng 1 tuần là có thể đem ra dùng rồi.
Bước 4: Tỏi ớt ngâm có thể dùng làm nước chấm hoặc gia vị khi nấu ăn.
Lưu ý: Không nên dùng hũ nhựa ngâm tỏi ớt nhé vì sẽ không đảm bảo chất lượng thành phẩm và sức khỏe của người dùng do hũ nhựa sẽ bị biến chất không tốt chó sức khỏe.
Tỏi ớt ngâm ngon phải có nước giấm trong, thơm mùi tỏi ớt thật đặc trưng. Dùng muỗng thìa sạch để lấy nước giấm ra khi sử dụng. Chỉ nên lấy lượng vừa đủ, không đổ lại nước thừa sau khi dùng vào lại hũ ngâm nhé. Với công thức ngâm như trên đây, chắc chắn hũ tỏi ớt của bạn sẽ không bị nổi váng, đục nước, tỏi ớt giòn và thơm ngon.
3. Một số lưu ý khi làm ớt ngâm dấm tỏi
Đối với tỏi:
Để cách ngâm ớt tỏi với giấm có vị cay và mùi thơm hấp dẫn như mong muốn, tốt nhất bạn nên chọn loại tỏi ta, tép nhỏ. Đối với những loại tỏi nhập từ Trung Quốc mặc dù tép to, trắng và trông bắt mắt, dễ bóc nhưng ăn vào lại nhạt, không có mùi cay thơm đặc trưng.
Không nên chần tỏi trong thời gian quá lâu với nước phèn chua để tránh hiện tượng tỏi bị mềm nhũn, ăn mất ngon. Hoặc dùng tỏi chưa ráo nước để ngâm sẽ khiến tỏi dễ bị úng và nước ngâm không được trong mà nổi váng. Vì vậy, công đoạn phơi tỏi phải được thực hiện kỹ lưỡng.
Với các nguyên liệu ngâm dấm khác:
Ớt cũng tương tự như vậy, sau khi rửa sạch bạn phải để cho khô. Nếu không biết ăn cay thì nên bỏ hạt ớt.
Nước giấm đường phải đảm bảo nguội hoàn toàn trước khi đổ vào bình ngâm tỏi ớt, nếu không độ giòn của sản phẩm sẽ giảm đi. Trường hợp không có giấm gạo, nên thay thế bằng giấm hoa quả sẽ tốt hơn. Nước ngâm phải đổ ngập hết tỏi, ớt để tránh tình trạng nấm mốc. Bạn có thể đặt một miếng gạc lên trên để tỏi hoàn toàn bị chìm trong nước.
Lọ thủy tinh sạch, không còn nước sẽ giúp tỏi tránh được tình trạng úng, kéo dài thời gian bảo quản.
4. Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện cách ngâm ớt tỏi
4.1. Tại sao tỏi ngâm dấm có màu xanh?
Tỏi khi ngâm trong dấm chuyển màu xanh là do tỏi vẫn chưa thật sự chín. Vì vậy, bạn nên chọn tỏi già, rắn, cầm lên thấy chắc tay, vỏ ngoài hơi trắng, nhánh tỏi dày, căng và không có chỗ nào bị nhăn.
4.2. Tỏi ngâm dấm bị xanh có ăn được không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể dùng tỏi ngâm giấm bị xanh. Tuy nhiên, tác dụng tỏi ngâm dấm trong hỗ trợ điều trị bệnh sẽ bị giảm đi. Do đó, bạn nên ngâm ớt tỏi theo đúng các bước hướng dẫn để thu được thành phẩm đẹp mắt và chất lượng nhất.
4.3. Cách dùng ớt tỏi ngâm chuẩn nhất
Ớt tỏi ngâm có thể dùng để ăn kèm bún, phở, hủ tiếu, thịt luộc, đồ nướng,… đều rất hợp. Chỉ cần cho vào món ăn vài lát tỏi ớt ngâm, bạn sẽ ít bị ngán và cảm thấy ngon miệng hơn.
Lưu ý: Khi ăn bạn chỉ nên múc một lượng vừa đủ dùng ra chén bằng thìa sạch. Nếu còn dư cũng không cho lại vào lọ ngâm sẽ dễ làm hỏng cả lọ.
Dùng ớt tỏi ngâm giấm trước bữa ăn làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, chướng bụng vì hàm lượng axit cao. Để món ớt tỏi ngâm giấm có hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng sau bữa ăn. Đối với những người đang gặp vấn đề về đại tràng, dạ dày cần tránh dùng tỏi ngâm giấm.
Ớt tỏi ngâm không để trong tủ lạnh nên dùng trong vòng một tuần.
>>>>>>> XEM THÊM:
- Cách làm sấu ngâm mắm chuẩn vị, thơm ngon
- Bật mí 2+ cách ngâm mơ đúng cách, không bị váng bảo quản được lâu
- cách ngâm tỏi ớt thơm ngon, không bị nổi váng xanh
Với 2 cách ngâm ớt tỏi trên đây của Michelia, bạn sẽ có hủ ớt tỏi ngâm cực ngon, để lâu mà không hề bị nổi váng. Bữa cơm nhà bạn sẽ càng trở nên thú vị khi có thêm món này đấy!