Cá chép là loại thực phẩm không chỉ giàu dưỡng chất mà còn chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Trong đó, cách làm lẩu cá chép giòn nhúng mẻ có hương vị vô cùng đặc biệt và thích hợp để ăn trong nhiều dịp. Vậy nấu cá chép nhúng mẻ như thế nào để chuẩn vị? Theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin bạn nhé!
1. Bỏ túi ngay cách làm lẩu cá chép giòn nhúng mẻ chuẩn vị
Món lẩu cá chép nhúng mẻ nhìn chung không quá khó làm. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và thực hiện theo các bước hướng dẫn bên dưới là có thể hoàn thành nồi lẩu cá một cách nhanh chóng. Cụ thể như sau:
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cá chép giòn: 1 con khoảng 2kg
- Xương ống heo: 500g
- Cà chua: 4 quả
- Dứa: 1 quả
- Hành tím: 2 củ
- Tỏi: 1 củ
- Gừng: 1 củ
- Rau thì là
- Mẻ
- Các loại rau ăn kèm như: bắp chuối, rau cần, rau muống,…
- Bún tươi: 2kg
1.2. Các bước chế biến lẩu cá chép
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Với cách làm lẩu cá chép giòn nhúng mẻ của Michelia, bước sơ chế nguyên liệu bạn cần lưu ý như sau:
- Xương ống heo mua về rửa sạch, chần qua với nước đun sôi rồi vớt ra rửa lại với nước cho sạch
- Dứa gọt vỏ, bỏ hết mắt rửa rồi thái lát mỏng
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Thì là bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt khúc ngắn
- Gừng cạo sạch vỏ, rửa với nước cho sạch rồi băm nhỏ
- Mẻ đem nghiền cùng với một ít nước lọc, sau đó lọc qua rây để bỏ bã
- Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn
- Cá chép mua về sơ chế cho sạch.
Mẹo nhỏ: Cách sơ chế cá chép giòn không bị tanh
- Cá chép mua về làm sạch, đánh vẩy cá và loại bỏ hết ruột cá, mang cá,…
- Rút sợi gân màu trắng nằm ở sát phía sống lưng để loại bỏ mùi tanh của cá
- Cho cá vào nước vo gạo ngâm trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại cá bằng nước cho sạch và để ráo nước
- Tiếp tục dùng rượu trắng, gừng và muối để chà sát lên cá và rửa lại cá bằng nước muối
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước lạnh pha giấm hoặc nước chanh để khử mùi hiệu quả hơn.
Bước 2: Chế biến nước dùng
- Cho nồi nước lên bếp, đun nóng cùng một chút dầu ăn rồi phi hành tím cho thơm thì bỏ xương ống heo vào xào qua, sau đó đổ khoảng 2 lít nước vào để hầm xương trong khoảng 2 giờ để nước dùng được ngọt. Khi nước hầm xương sôi, bạn nên thường xuyên vớt bọt để nước dùng không bị đục
- Cho vào nồi một chút muối, bột ngọt và đường để nước dùng thêm đậm vị.
Bước 3: Nấu nước lẩu
- Đặt 1 nồi khác lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào đun nóng rồi phi thơm tỏi, hành tím đã băm nhuyễn
- Cho cà chua, dứa và cá chép vào xào cho đến khi thịt cá chép săn lại thì cho nước mẻ vào
- Khi nước mẻ sôi bạn cho nước hầm xương ống vào, sau đó cho thêm nước mắm, gừng, tiêu, đường, bột ngọt và ớt đã thái nhỏ vào nồi rồi đảo đều
- Khi nước lẩu sôi, bạn đun nhỏ lửa lại và nêm nếm gia vị lần nữa cho vừa ăn, sau đó cho thì là vào nồi và tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
- Sau khi nước lẩu được, bạn cho nước lẩu vào nồi lẩu chuyên dụng, bày thịt cá chép cùng các loại rau ăn kèm và bún xung quanh nồi lẩu
- Nên chuẩn bị thêm một bát nước mắm gừng để món lẩu được thơm ngon, đậm vị hơn
- Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có một món lẩu cá chép thơm ngon và hấp dẫn. Nước lẩu cá vừa có vị chua dịu của dứa, của mẻ kết hợp với vị ngọt của xương ống heo. Bên cạnh đó, còn có hương vị đặc trưng của các loại rau thơm, thịt cá khi nhúng lẩu thì có vị ngọt, dai vừa phải. Các loại rau ăn kèm với lẩu có vị ngọt và giòn khi chín tới
- Đặc biệt, nếu kết hợp ăn cách làm lẩu cá chép giòn nhúng mẻ với bún tươi thì sẽ càng ngon miệng hơn.
2. Một số lưu ý cần biết khi chế biến lẩu cá chép giòn nấu mẻ
Để món lẩu được thơm ngon, chuẩn vị, bạn nên bỏ túi cho mình một số kinh nghiệm sau đây:
2.1. Phân biệt cá chép giòn và cá chép ta
Hiện nay, chỉ cần bạn bước chân ra chợ là sẽ dễ dàng mua được cá chép. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa cá chép giòn và cá chép ta. Trong đó, cá chép giòn là loại cá được lai tạo giữa cá chép ta với cá chép Hungary hoặc cá chép Nga. Muốn phân biệt được cá chép lai và cá chép ta, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Về phần da cá: Thông thường, cá chép giòn sẽ có màu nhạt hơn, còn cá chép ta lại có da màu đậm hơn
- Về phần thân: Thân hình của cá chép giòn khá dài và thon, trong khi đó cá chép ta lại có phần thân tròn trịa hơn
- Về cân nặng: Cá chép giòn thường có mình chắc, đuôi hay cong và không quẫy mạnh, trọng lượng nặng hơn so với cá chép ta.
2.2. Các mẹo nhỏ khi chế biến lẩu cá chép giòn
Để món cá chép nhúng mẻ được thơm ngon, hấp dẫn, khi chế biến lẩu cá bạn cũng cần bỏ túi một số mẹo nhỏ sau đây:
- Có thể sử dụng quả me để tạo nước chấm chua thay thế cho mẻ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi chế biến lẩu cá chép giòn
- Bạn có thể phi lê nguyên con cá trước khi cho cá vào nồi lẩu để trông cá được đẹp mắt hơn
- Có thể ăn lẩu cá chép giòn với nhiều loại rau khác nhau như: bắp chuối, cải thảo, rau cần, măng chua,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách làm lẩu cá chép giòn nhúng mẻ thơm ngon, đúng vị ngay tại nhà. Hy vọng qua nội dung bài viết trên của Michelia bạn đã bỏ túi thêm được nhiều kinh nghiệm để nâng cao tay nghề đầu bếp của mình. Theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để biết thêm nhiều món ăn ngon bạn nhé!