Một trong những thức uống giải nhiệt mùa hè được ưa thích là nước mơ. Nhưng cách ngâm mơ ngon, không bị nổi váng và lâu hỏng thì không phải ai cũng biết cách. Bạn hãy thử làm theo cách hướng dẫn dưới đây nhé. Chắc chắn bạn sẽ có lọ nước mơ thật thơm ngon cho mùa hè.
1. Công dụng của nước mơ ngâm
- Trong quả mơ có vitamin A, C cùng các vi lượng tốt cho việc giải khát, giải nhiệt trong ngày nắng nóng, tốt cho tiêu hóa. Dù là nước mơ tươi hay áp dụng cách ngâm mơ đường đều rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng sức bền, giảm mệt mỏi, mất mồ hôi, giải khát thanh nhiệt mùa nóng bức…
- Rượu mơ tốt cho tiêu hóa, đường ruột, giảm lo âu, căng thẳng, mất ngủ với hàm lượng axit citric hữu cơ, axit amin cao, giảm suy nhược, tăng đề kháng.
- Ngoài làm đồ uống, mơ còn được dùng làm ô mai mơ, mứt hay siro cũng như làm đẹp cho phụ nữ như sử dụng nước ép mơ tươi, dầu mơ làm mặt nạ. Mặt nạ từ mơ giúp da tươi trẻ, căng mịn, giảm nhăn, tăng tính đàn hồi và độ ẩm cho da. Dầu chiết xuất từ mơ có thể dùng làm cao dán hoặc kem bôi mặt.
- Nếu bị nóng sốt bạn có thể dung nước mơ để tránh khô môi, háo nước, giảm mồ hôi, chống lại sự mệt mỏi.
2. Cách ngâm mơ đường truyền thống
2.1. Nguyên liệu để ngâm mơ
- 2kg quả mơ tươi
- Một ít muối hạt
- 2kg đường trắng hoặc đường phèn
- Bình thủy tinh sạch
2.2. Cách ngâm mơ với đường
Bước 1: chọn quả mơ tròn, mượt, có lông tơ, màu đỏ ửng hoặc vàng. Không chọn quả sâu, dập. Vị mơ chua ngắt, không đắng. Để nước mơ ngon, chọn quả chín vừa, còn hơi cứng.
Bước 2: Chuẩn bị lọ ngâm bằng thủy tinh, rửa sạch, dùng nước nóng tráng qua rồi để khô.
Bước 3: Rửa sạch rồi ngâm mơ với nước muối để loại bỏ hết phần lông bên ngoài cũng như làm sạch tạp chất bám dính trên quả mơ. Bạn cũng có thể dùng nước vôi trong để ngâm mơ, giúp mơ giòn ngon hơn.
Bước 4: Bình ngâm khô nước, bạn cho lớp đường xuống đáy bình, rồi cứ một lớp mơ lại đổ 1 lớp đường cho tới khi hết số mơ đã chuẩn bị.
Bước 5: Xếp mơ và đường cách miệng bình 5 cm rồi đậy lại nhưng không đậy quá kín quá chặt để không tạo khí ga và bọt lúc mơ lên men. Đậy nắp kín bình ngâm khi đường đã tan và mơ tóp lại. Để cách ngâm mơ ngon chuẩn vị nhất, bạn cần đảm bảo đường sau khi tan hết phải ngập toàn bộ số mơ đem ngâm.
Bước 6: Phủ lớp đường vào lớp mơ vừa sếp vào bình
Khi ngâm mơ bạn cho thêm một xíu muối vào cùng thì bình nước mơ sẽ không nổi váng. Nhưng đừng cho quá nhiều muối nhé, nước sẽ bị lợ mất ngon.
Để đường không bị đọng lại dưới đáy, bạn khuấy đều đường cho tan hoặc thay thế bằng đường phèn, cách ngâm mơ đường phèn khá là thú vị đấy!
2. Cách ngâm mơ với muối chua chua mặn mặn
2.1. Nguyên liệu làm mơ muối
- Mơ tươi: 1 kg
- Muối hạt: 0.2kg muối
- Lọ thủy tinh sạch
2.2. Cách thực hiện
- Mơ lọc bỏ quả xấu, dập, chỉ giữ quả tươi, chín. Bạn nên chọn quả mơ chín vừa phải không quá non để cách ngâm mơ không bị đắng.
- Rửa sạch mơ, để ráo.
- Trong thời gian đợi mơ ráo nước, rửa sạch lọ thủy tinh và rồi lau khô
- Rải một lớp muối hạt vào trong lọ rồi bỏ một lớp mơ lên trên. Rải thêm một lớp muối khác rồi một lớp mơ tới khi hết mơ. Lớp trên cùng là lớp muối dày hơn bên dưới.
- Dùng que tre hoặc túi nước sạch chèn lên trên rồi đậy kín nắp.
- Để lọ mơ ngâm ở vị trí khô ráo, thoáng mát, sau khoảng 2 tháng là có thể ăn kèm với thịt luộc hay pha ngay một cốc nước mơ muối đường lạ miệng. Cách ngâm mơ ngon này cũng đáng để thử nghiệm đấy chứ!
Ngoài việc tách riêng muối và đường để ngâm, bạn có thể làm cách ngâm mơ muối đường để loại nước giải khát này thêm đậm vị.
3. Cách ngâm mơ đường không bị mốc
Cách ngâm mơ không bị mốc, nổi váng hay lên ga quá nhiều dựa vào các mẹo sau:
- Thường xuyên theo dõi, mở lắp bình để khí ga thoát ra đây là cách đơn giản để xử lý mơ ngâm bị sủi bọt
- Cần phải sơ chế nguyên liệu, để thật ráo mơ rồi mới ngâm để tránh hiện tượng nổi váng thì vi khuẩn đã xâm nhập.
- Nếu nổi váng thì vớt hết ra. Trường hợp cứ bị lại thì chắt nước mơ ra và đun lại đến khi sôi, để nguội và đổ lại vào bình.
- Sau 1 tháng là có thể sử dụng, nếu muốn mơ nhanh ngấu bạn dùng tăm nhọn chọc vào quả mơ.
- Nếu đường/muối bị lắng xuống, hãy khuấy đều cho tan hết. Lúc này, bình mơ ngâm đường/muối đã có thể sử dụng rồi đó.
4. Mơ ngâm đường để được bao lâu, vì sao để càng lâu càng ngon?
4.1. Vì sao mơ để lâu sẽ ngon hơn?
Các chất sẽ luôn đi từ môi trường có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Bởi vậy, khi đường và muối ngấm vào trong mơ, mà vốn dĩ quả mơ đã chứa nhiều nước, đường, muối lại hút nước và chất chua của mơ sẽ hòa tan cùng nước đường tan. Nếu thời gian diễn ra quá trình này càng lâu thì sẽ càng thẩm thấu nhiều hơn, quả mơ và nước dần trở nên sánh lại.
Theo đó, nước sẽ đặc còn quả mơ thì dần rút lại. Vậy nên để càng lâu thì bạn sẽ có một món ăn vặt càng ngon. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường không để quá lâu. Chưa kể quá trình này cần nhiều thời gian, liên tục nên khi mơ ngâm không quá lâu bạn vẫn thấy chua hơn còn nước ngọt hơn.
4.2. Làm thế nào để ngâm mơ ngon?
Đến khi đạt trạng thái cân bằng giữa 2 môi trường thì quá trình hòa tan này sẽ kết thúc. Vì vậy, mơ ngâm không dễ bị hỏng như những món khác. Tuy nhiên, nếu ngâm quá lâu, dung dịch mơ ngâm sẽ bị lên men chuyển sang rượu.
Một mẹo đơn giản là sử dụng lọ thủy tinh hũ nút thật kín (bọc thêm nilon bên ngoài). Khi ngâm mơ đường nên bỏ thêm ít muối sẽ tránh được tình trạng biến thành rượu.
Ngoài mơ ngâm đường thì món mơ muối cũng được người miền Bắc rất thích, ăn mặn nhưng mát. Điều quan trọng để mơ không hỏng là bình đựng phải đậy thật chặt, an toàn và ngâm ít nhất khoảng 2 tháng.
Không được mở ra sẽ dễ tạo điều kiện cho vì nhiễm xâm nhập làm hỏng mơ.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Michelia về 2 cách ngâm mơ ngon với đường và muối. Các chị em hãy thử áp dụng để có ngay một món thật bắt miệng nhé!
Ngoài cách làm trên, bạn có thể tham khảo một số món ăn khác để làm cho những người thân yêu dưới đây:
- cách làm thịt ngâm mắm thơm ngon, đậm đà ăn là nghiền
- Hướng dẫn chi tiết cách ngâm ớt tỏi đơn giản, bảo quản được lâu