Cá chưng tương sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho ngày đầu đông. Sự kết hợp của cơm nóng và hương vị đặc biệt của nước tương rất thích hợp cho những tiết trời se lạnh. Mỗi loại cá sẽ có cách làm cá chưng tương khác nhau. Dưới đây là cách chế biến món cá chưng tương ngon chuẩn nhà hàng.
1. Nguyên liệu làm cá chưng tương
- Cá chép hoặc cá chép giòn : 1 con
- Bún tàu
- Nấm đông cô khô
- Nấm mèo
- Hành tây
- Cà chua
- Bánh tráng, rau xà lách
- Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, muối, tiêu, đường, bơ đậu phộng, giấm gạo và sốt tương
2. Cách làm cá chưng tương ngon bổ dưỡng
Để làm cá chưng tương ngon bạn cần làm theo các bước như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá chép chọn con khoảng 2kg, tươi ngon. Sơ chế thật sạch, bỏ phần ruột, mang cá. Lưu ý, để cá bớt tanh, bạn cần cạo sạch lớp da màu đen trong khoang ruột rồi rửa thật sạch với muối hạt.
Ướp cá với các gia vị, một ít hạt nêm, muối, bột ngọt, xốt tương trong khoảng 30 phút cho thấm.
Nấm mèo và nấm đông đem ngâm với nước ấm cho mềm ra, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch lại với nước. Sau đó thái nhỏ nấm mèo và nấm đông.
Bún tàu ngâm mềm, rửa với tí nước rồi cắt khúc. Hành tây bạn lột vỏ, rửa sạch rồi thái múi cau. Cà chua cũng rửa sạch, cắt múi.
Bước 2: Làm nước chấm
Đối với cách làm cá chưng tương, sẽ thật thiếu sót nếu không có chén nước chấm đậm đà.
Bạn làm nước chấm theo công thức: Cho vào nấu 1 chén nước, xốt tương, đường, giấm gạo, bơ đậu phộng và hạt nêm, nấu đến khi hơi đặc.
Bước 3: Chế biến cá chép chưng tương
Cho cá đã ướp vào khay, cho bún tàu cắt khúc, nấm đông cô và nấm mèo vào phủ đều lên toàn bộ thân cá, thêm các gia vị bột ngọt, nước và sốt tương.
Trộn đều hỗn hợp, làm nhẹ tay để không làm cá bị nát.
Chuẩn bị nồi hấp, đun nóng rồi cho cá vào hấp khoảng 15 phút thì cho cà chua và hành tây vào.
Nấu thêm một lúc, đợi cho cá cùng cà chua và hành tây chín thì tắt bếp và lấy khay cá hấp ra.
Bước 4: Thưởng thức
Lấy cá ra đĩa, cho thêm một vài lát ớt và vài cọng ngò rí, thìa là và hành hoa thái nhỏ lên trên để trang trí. Như vậy là món cá chép chưng tương đã hoàn thành và bạn có thể mời cả nhà cùng thưởng thức rồi đấy.
3. Mẹo làm món cá chép chưng tương hấp dẫn cho ngày cuối tuần
3.1. Cách chọn nguyên liệu tươi ngon
Nguyên liệu chính cho món ăn là cá chép. Chất lượng cá sẽ quyết định tới chất lượng, hương vị món ăn. Bạn nên chọn cá còn tươi sống với cân nặng từ khoảng từ 1,5 tới 2kg. Cá tươi thì thịt cá sẽ có độ dai ngon, thịt dày hơn.
3.2. Bí quyết tăng thêm hương vị cho món ăn
Hãy áp dụng những bí quyết nhỏ dưới đây để món cá chép chưng tương của bạn có thêm hương vị đậm đà, hấp dẫn người ăn hơn nhiều nhé.
Rửa sạch cá với nước rồi ướp với gia vị bao gồm hạt nêm, xốt tương, bột ngọt, muối. Thời gian ướp ít nhất là 30 phút để cá được thấm gia vị.
Sau đó bạn đem cá đi hấp khoảng 20-25 phút để cá chín đều. Tuyệt đối không nên hấp lâu quá nhé vì sẽ khiến cá bị chín quá mất đi độ dai ngon.
Xem thêm: Hôm nay ăn gì: các món ăn giúp em lên thực đơn mỗi ngày
4. Những lưu ý khi ăn cá chép chưng tương để đảm bảo sức khỏe
Trước khi áp dụng cách làm cá chưng tương để nấu món ngon cho gia đình, bạn cần chú ý những điều sau:
4.1. Các món ăn kèm thường dùng
Thông thường bạn có thể dùng cá chép chưng tương kèm với bánh tráng hoặc rau thơm. Hương vị cá kết hợp với hương thơm của rau gia vị tạo nên hương vị rất riêng cho món ăn. Ngoài sốt tương xay nhỏ bạn cũng có thể thứ làm cá chưng tương hột ăn kèm bún tàu hoặc đổi cá chép sang cá rô phi, cá lăng hay các loại mà bạn thích.
4.2. Cách bảo quản an toàn
Món ăn này ngon nhất khi vừa chế biến xong. Nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể bảo quản được món cá chép chưng tương của mình trong thời gian lâu bằng cách để nguyên trong lồng hấp. Tuy nhiên để tránh bị ôi thiu, bạn nên thường xuyên hấp nóng lại nhé.
4.3. Lưu ý khi ăn món cá chép chưng tương
Cá chưng tương là món ăn bổ dưỡng nhưng lại không được bác sĩ khuyên dùng với những người mắc bệnh sau đây:
4.3.1. Bệnh nhân Gout (Gút)
Các món được chế biến từ cá chép sẽ không thích hợp với người bị bệnh gout. Nguyên nhân do trong cá chép có hàm lượng purin cao chiếm tới 137.1mg/ 100g cá. Chính vì thế mà nó được đánh giá là loại thực phẩm có lượng cao thứ 2 trong số các loại thực phẩm phổ biến.
Những người bị gout ở giai đoạn cấp tính tuyệt đối không nên ăn cá chép đặc biệt là khi sử dụng cách làm cá chưng tương.
4.3.2. Những người bị dị ứng với cá
Nếu bạn là người bị dị ứng với cá thì không nên ăn cá chép để tránh tình trạng dị ứng xảy ra vì cá chép có khả năng gây dị ứng cao hơn nhiều so với các loại cá khác.
4.3.3. Bệnh nhân mắc bệnh về gan và thận
Đối với bệnh nhân có bệnh gan và thận cần phải kiểm soát lượng acid uric và purine. Trong khi đó cá chép lại chứa nhiều purine. Chính vì vậy tốt nhất với các bệnh nhân gan, thận, không nên ăn món ăn được chế biến từ cá chép như cá chép chưng tương sẽ gây tăng lượng kali, hoàn toàn không tốt với bệnh suy thận cấp. Thậm chí dẫn tới nguy cơ tăng gánh nặng lên thận.
4.3.4. Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu
Dị ứng, thiếu vitamin C là các bệnh có liên quan tới chứng chảy máu. Đối với những người có bệnh này thì tốt nhất cũng không nên ăn cá chép vì trong cá có chứa axit eicosapentaenoic. Chất này chính là nguyên nhân gây ức chế tiểu cầu, ngăn bệnh khối huyết cũng như các triệu chứng về xuất huyết.
>>>>>> XEM THÊM:
- Hướng dẫn cách làm dấm tỏi ớt chuẩn nhất
- 3+ cách làm chả ốc hấp dẫn, thơm ngon, đơn giản tại nhà
- Cách làm dưa leo muối mặn giòn, để được lâu
Cách làm cá chưng tương tuy đơn giản nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Người ta quan niệm ăn cá chép khi mang bầu sẽ giúp con thông minh hơn. Thế nên đừng bỏ qua cách làm món ăn này của Michelia nhé.