Ngoài nướng, xào, làm gỏi, một món ăn vô cùng hấp dẫn của thịt bò mà bạn không thể bỏ qua đó chính là lẩu bò. Nó không chỉ hấp dẫn mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tham khảo 24 cách nấu lẩu bò ngon siêu bổ dưỡng trong bài sau đây để ghi điểm với gia đình của bạn nhé.
Cách 1: Cách nấu lẩu bò đơn giản
Chuẩn bị | Chế biến | Khẩu phần ăn |
0,5 giờ | 2,5 giờ | 3 – 4 người |
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu bò đơn giản
Để có món lẩu bò có vị béo ngậy, thơm bùi, bạn hãy chuẩn bị sẵn các nguyên liệu sau đây:
- 500g thịt gân bò vụn
- 1 kg xương ống bò
- 500g thịt thăn bò
- 250g bắp bò hoa loại giòn, mềm và không dai
- 200g bò viên
- 1 củ cải trắng
- 1 củ hành tây
- Chao
- Sữa đặc
- Gừng, sả, tai hồi, thảo quả, quế, hành lá, ngò gai, rau om
- Các gia vị: Dầu mè, dầu hào, dầu ăn, hạt nêm, đường, muối, nước mắm
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu làm lẩu bò
- Xương bò: Rửa sạch bằng muối hạt và nước lạnh để khử hết mùi tanh. Sau đó, cho lên bếp than nướng cháy xém. Cách này giúp nước dùng lẩu có vị ngọt, thơm bùi hấp dẫn hơn.
- Bắp bò hoa, thăn bò: Cũng sơ chế sạch, cắt lát mỏng.
- Bò viên: Rửa sạch, trụng qua nước sôi trong khoảng 5 phút để khử mùi hôi và vị chua.
- Vụn gân bò: Trụng sơ qua cho bớt mùi, vớt ra để ráo nước.
- Rau củ: Bỏ phần hư, chỉ lấy phần tươi ngon. Rửa sạch kỹ rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Hành tây: Lột một lớp vỏ ngoài, nướng sơ qua để hành dậy mùi thơm
- Gừng và sả: Làm sạch, đập dập.
Bước 3: Ướp gia vị
Cho gân bò, thịt thăn bò, bắp bò vào nồi cùng với 1 củ cải trắng, hành tây, gừng nướng. Tiếp đến, cho thêm 2 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh đường phèn, xả và 3l nước rồi hầm khoảng 40 phút.
Sau khi hầm xong, bạn vớt thịt thăn bò, bắp bò ra chậu nước đá lạnh để khoảng 3 phút cho thịt đỡ thâm. Cuối cùng, bạn vớt để ráo và thái miếng vừa ăn.
Bước 4: Hầm nước dùng lẩu bò
Trong cách nấu lẩu bò thì nước lẩu là phần quan trọng nhất. Do đó, bạn cần chọn xương ống để ninh lấy phần nước ngọt.
- Sau khi nướng xương bò vàng xém, bạn cạo bỏ bớt vết cháy xém. Cho xương vào nồi, thêm 5 lít nước rồi đun sôi khoảng 10 phút.
- Tiếp tục giảm bớt lửa, ninh nước xương bò khoảng 2 tiếng. Để không mất thời gian chờ, bạn nên ninh từ sớm.
Khi nấu nước dùng, bạn cần lưu ý các mẹo sau:
- Hạn chế nêm nếm bột ngọt khiến lẩu có vị lợ.
- Thỉnh thoảng vớt hết bọt trong nồi nước dùng.
- Không vớt hết phần váng mỡ trong nước dùng, chúng giúp nước lẩu béo ngậy, hấp dẫn hơn.
Bước 5: Chế biến chao chấm lẩu bò
- Cho 2 muỗng canh chao vào bát rồi thêm 50ml sữa đặc.
- Tán nhuyễn hỗn hợp rồi nêm nếm gia vị như bột ngọt, đường cho vừa khẩu vị
Lưu ý: Để nước chấm chao của bạn thêm đậm đà, bạn có thể cho thêm 3 muỗng cà phê tương ớt.
Bước 6: Trình bày và thưởng thức thành phẩm
Múc nước lẩu bò trong nồi lớn ra nồi nấu lẩu. Bắc nồi lên bếp ga hoặc bếp điện. Thêm bò viên, vụn gân bò, nhúng các loại rau ăn kèm và thịt bò thái lát. Thưởng thức món ăn cùng với bún hoặc mì gói.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các công thức chế biến lẩu bò siêu ngon với các nguyên liệu dễ tìm sau:
Cách 2: Cách nấu lẩu đuôi bò
Đuôi bò hầm mềm với lớp da giòn giòn, nước lẩu đậm đà ăn với bún tươi hoặc mì trứng chắc chắn sẽ khiến bạn ăn không ngớt, no căng bụng. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc bắc, khoai môn… để tạo nên nhiều hương vị khác nhau.
Cùng thử ngay cách nấu vô cùng đơn giản này nhé: Cách nấu lẩu đuôi bò ăn là nghiền
Cách 3: Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò
Lẩu riêu cua bắp bò với hương vị mới lạ – riêu cua béo ngậy cùng sườn sụn, bắp bò thanh thanh thơm nhẹ mùi mắm tôm. Mình tin rằng chắc chắn nó sẽ kích thích mọi giác quan của bạn. Vào bếp ngay theo công thức tuyệt đỉnh số 1: Cách làm lẩu riêu cua bắp bò thơm ngon, béo ngậy
Cách 4: Cách nấu lẩu lòng bò
Lòng được sơ chế sạch sẽ, khử mùi hôi sau đó ướp gia vị rồi hòa cùng nước lẩu. Bạn thử tưởng tượng mà xem, cái dai dai, mềm mềm của lòng bò làm thế nào mà bạn có thể từ chối được. Hãy thưởng thức món lẩu lòng bò vô cùng hấp dẫn sẽ khiến bạn ăn hoài nhớ mãi qua công thức sau: Cách nấu lẩu lòng bò nóng hổi, thơm nồng
Cách 5: Cách nấu lẩu sườn bò
Lẩu sườn bò là món dễ làm và vô cùng ngon. Nhất là đối với những bạn đam mê sườn. Cùng theo dõi công thức chế biến vô cùng đơn giản, đậm đà này để chiêu đãi gia đình nhé: Cách làm lẩu sườn bò tại nhà vô cùng đậm đà
Cách 6: Cách nấu lẩu xương bò
Nếu ai đã từng thử thì sẽ không bao giờ quên được sự thơm ngon, bổ dưỡng, mê ly và muốn thưởng thức lẩu xương bò ngay lập tức. Còn chờ gì nữa, cùng vào bếp và thực hiện nay với công thức này thôi nào: Cách nấu lẩu xương bò chi tiết từ A đến Z
Cách 7: Cách nấu lẩu bò gân
Gân bò được hầm mềm, nước lẩu thơm lừng mùi sả gừng chắc chắn sẽ làm bạn vô cùng ấm bụng trong những ngày mưa lạnh. Xem ngay công thức chế biến tại đây: Cách nấu lẩu bò gân ngon bá cháy
Cách 8: Cách nấu lẩu pín bò
Lẩu pín bò dai dai cùng với hương thuốc bắc giúp bạn bồi bổ sức khỏe cực tốt. Các đấng mày râu sẽ rất thích nên bạn hãy bắt tay vào làm ngay thôi nào: Cách làm lẩu pín bò – “món nhậu đầy dinh dưỡng”
Cách 9: Cách nấu lẩu sách bò
Lẩu sách bò thơm thơm, dứa mềm, ngon cùng với vị cay ấm nóng không bị hôi sẽ làm cả nhà bạn suýt xoa. Còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay thôi nào: Cách làm lẩu sách bò mềm, ngon
Câu hỏi liên quan đến cách nấu lẩu bò
1. Thịt bò nhúng lẩu phần nào ngon nhất?
Thịt bò được chia thành 2 bên dựa theo xương sống, mỗi bên lại được chia thành phần thịt ở trước và sau:
- Phần cơ chân và cơ vai là phần mà con bò vận động nhiều nhất nên thịt sẽ dai.
- Phần thịt thăn và xương sườn là mềm, dễ ăn nhất.
Do vậy, tùy theo khẩu vị và sở thích mà bạn sẽ lựa chọn phần thịt phù hợp nhất. Đặc điểm chi tiết của mỗi phần như sau:
- Ức bò (nạm bò): phần thịt này sẽ có cả gân. Phần ức có nhiều mỡ và gân hơn nữa thì gọi là gàu. Ức bò khá dai. Gàu bò có hai loại là mềm và giòn. Bạn có thể luộc và ninh sơ qua trước khi ăn.
- Ba chỉ: đây là phần thịt được sử dụng nhiều nhất khi ăn lẩu. Nó nằm ở phần bụng, nạc và mỡ đan xen, thịt mềm và thơm
- Thăn vai: nằm ở vị trí lưng bò, thịt mềm, ngọt và là phần thịt ngon nhất của con bò.
- Bắp bò: chia thành bắp hoa và bắp rùa. Thịt phần này mềm, thơm, có giá trị dinh dưỡng khá cao nên thường đắt.
- Lõi vai: phần thịt sát cạnh, được cắt ra từ vòng cổ. Nó vừa có nạc và mỡ đan xen, gân mỏng nên thịt thơm, giòn, ngọt.
2. Lẩu bò ăn rau gì?
Lẩu bò có thể ăn kèm với nhiều loại rau như cải thảo, cải ngọt, rau muống, rau cần, cải cúc,… Cùng với một số loại rau thơm như húng quế, rau mùi, tía tô, kinh giới,…
Như vậy, chỉ với những nguyên liệu dễ tìm mua, áp dụng 24 cách nấu lẩu bò ngon như trên. Bạn sẽ có ngay món lẩu hấp dẫn để đãi gia đình, bạn bè. Chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên theo dõi các công thức nấu ăn ngon khác của Michelia nhé!