Lẩu hơi còn được gọi với cái tên là lẩu hấp. Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Vậy lợi ích khi ăn lẩu hơi là gì? Cách làm lẩu hơi thơm ngon tại nhà có khó hay không? Đáp án sẽ được bật mí ngay trong nội dung bài viết sau đây.
1. Lẩu hơi là gì? Lợi ích khi ăn lẩu hơi
Nếu lẩu nước ngon ở nước dùng thanh ngọt, đồ nhúng tươi ngon. Thì làm lẩu hơi sẽ mang đến món ăn vô cùng đặc biệt. Lẩu dùng hơi đến từ những loại nồi công nghệ cao. Vậy tại sao ăn lẩu hơi loại tốt cho sức khỏe?
1.1. Thứ nhất, sạch sẽ hợp vệ sinh
Ăn lẩu hơi thì phần hơi nóng sẽ thẩm thấu bên trong từng thớ thịt và khiến cho chúng chín mềm hơn rất nhiều. Đồng thời, nhờ đó mà các loại vi khuẩn hay những chất có hại bên trong thực phẩm cũng sẽ được khử trùng hoàn toàn.
1.2. Thứ hai, giữa nguyên hương vị của thực phẩm
Cách làm lẩu hơi giúp các loại thực phẩm được làm chín bằng hơi nước nên giữ được hình dạng và màu sắc tự nhiên như ban đầu. Khi bạn chấm vào cùng với các loại nước sốt được pha chế một cách khéo léo sẽ tạo nên hương vị vô cùng tuyệt vời. Với món ăn này bạn có thể thưởng thức ngay cả vào những ngày hè oi bức.
1.3. Thứ ba, không lo nóng trong hay phỏng
Nhờ vào quá trình hấp chín thức ăn nên đảm bảo cân bằng giữa tính hàn và tính nóng của thực phẩm. Chính vì thế, bạn hoàn toàn không lo bị nóng hay là bị nhiệt trong người sau khi ăn.
Lựa chọn ăn lẩu hơi thì các bạn sẽ không bị béo mà lại giữ được dáng đẹp như mong muốn. Thêm vào đó bạn có thể kết hợp với một số loại thuốc quý dùng kèm để phòng chống và chữa được nhiều căn bệnh như là bệnh gout, béo phì, cao huyết áp.
2. Nguyên liệu làm món lẩu hơi
Nguyên liệu để làm nên một nồi lẩu hơi khá là đơn giản và dễ tìm. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ một loại thực phẩm nào mà mình yêu thích để đặt vào nồi lẩu này.
Một số những nguyên liệu quen thuộc có thể kể đến như: tôm, mực, trứng, cua, thịt, cá…. Các loại rau như: ngô, nấm kim châm, cải thảo… Ngoài ra, nếu bạn là người sành ăn thì có thể thêm các nguyên liệu cao cấp hơn như: tôm hùm, ba ba, cua hoàng đế… Dù là nguyên liệu gì đi nữa thì cũng cần phải đảm bảo được độ tươi ngon nhé.
3. Cách làm lẩu hơi và cách thưởng thức lẩu hơi đúng điệu
Để có được một nồi lẩu hơi ngon thì bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu thật tươi và sạch sẽ. Tiếp theo đó hãy cắt thái và sơ chế cơ bản sao cho vừa miệng của các thành viên trong gia đình. Tốt nhất là bạn nên sơ chế trước cùng với các loại gia vị trước khi ăn. Hải sản có thể bước qua với gừng, sả để bớt mùi và tăng độ thơm. Thịt bò, thịt ba chỉ, cá thì nên ướp với bột nêm, nước mắm ngon, chút tiêu và chút đường.
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người thường lựa chọn phương pháp làm lẩu hơi không ướp để tránh cầu kỳ. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về cách làm lẩu hơi tại nhà nhé.
3.1. Khử trùng toàn bộ nồi
Để giữ trọn vẹn hương vị của các loại thực phẩm, bạn không thể bỏ qua bước khử trùng nồi lẩu. Cách khử trùng khá đơn giản:
- Cho gạo nấu cháo vào bên dưới nồi, khởi động nồi hấp và chờ nước sôi dền.
- Sau khi hơi nước bốc lên được tầm 3 5 phút thì bạn cân bằng lại nhiệt độ và áp suất trong nồi hấp để diệt khuẩn cho nồi lẩu. Đồng thời, giúp nguyên liệu nhanh chín hơn.
3.2. Đặt nguyên liệu vào nồi
Sau khi mở nắp nồi bạn sẽ thấy hơi nước tỏa ra đều. Lúc này hãy dùng kẹp nhân để gắp nhân lẩu và xếp cho ngay ngắn vào bên trong nồi. Không nên xếp chồng chéo các loại nguyên liệu với nhau, sẽ làm nồi lẩu hơi tại nhà mất đi mùi vị gốc của từng loại nguyên liệu.
3.3. Canh thời gian chín của từng nguyên liệu
- Mỗi loại nguyên liệu cần thời gian khác nhau đề được làm chín. Vì thế, việc canh thời gian chín của các nguyên liệu là cần thiết để đảm bảo rằng bạn được thưởng thức trọn vẹn hương vị của từng món ăn.
- Với các loại nội tạng như là lòng non, dạ dày, gan… thì thời gian chín sẽ trong vòng 3 phút. Với những loại thịt như là thịt sườn sụn hay rau củ quả thì thời gian chín nhiều hơn một chút đó là khoảng 5 phút. Thịt gà bạn nên để trong vòng 8 phút để thịt chín đều và mềm hơn.
3.4. Thưởng thức lẩu hơi
- Cách làm lẩu hấp chỉ ngon khi được ăn lúc nóng, với lẩu hơi cũng vậy. Vì thế, khi các nguyên liệu đã được làm chín, bạn nên gắp ra đĩa và thưởng thức ngay nhé.
- Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ có các loại nước chấm phù hợp. Chẳng hạn như rau củ có thể chấm với nước mắm tỏi, hải sản có thể chấm với mù tạt…
- Ngoài ra, đừng quên rồi cháo dinh dưỡng được nấu từ nước cốt tiết ra của nhân lẩu mà bạn đã ăn. Cháo đảm bảo nóng hổi, thơm lừng cùng với một ít hành lá, hạt tiêu vô cùng hấp dẫn.
>>>>>>> XEM NGAY: Bỏ túi cách chế biến các món lẩu khác thơm ngon đậm vị tại đây:
- Hướng dẫn cách làm món lẩu cò thơm ngon, đúng điệu
- Chi tiết cách nấu lẩu mì cay đậm đà, ăn là nghiền
- #Bật mí cách nấu lẩu nấm ashima thơm ngon, bổ dưỡng
Với cách làm lẩu hơi đơn giản và dễ dàng như vậy thì chắc chắn các bạn không còn băn khoăn thắc mắc gì phải không nào? Michelia mong rằng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích để bạn có thể bổ sung thêm cho mình vào thực đơn những món món lẩu đơn giản và hấp dẫn tại nhà.