Lấu phá có vị thơm béo đặc trưng, chấm kèm nước sốt chua ngọt ngon tuyệt cú mèo. Thưởng thức món ăn này cùng bún tươi hay bánh mì đều hấp dẫn. Nếu bạn không thích ăn ngoài hàng thì có thể mua nguyên liệu về áp dụng cách nấu phá lấu bò sau đây.
1. Nguồn gốc của phá lấu bò
Bên cạnh các cách nấu lẩu bò thông thường thì phá lấu bò cũng là một cái tên đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Theo âm Hán Việt, Phá lấu là “Đả Lỗ” (đả có nghĩa là kho mặn, lỗ có nghĩa là ướp mặn).
Phá lấu là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau này, nó được du nhập về Việt Nam và trở thành thức ăn nổi tiếng của miền Nam, nhất là Sài Gòn.
2. Cách nấu phá lấu bò ngon, mềm thịt
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu phá lấu bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện cách làm phá lấu bò thơm ngon chuẩn vị
- 500g lòng bò (lá lách, lá mía, lòng phèo, tổ ong)
- 200ml nước cốt dừa
- 1 lít nước dừa
- 5 củ hành tím
- 2 củ tỏi
- 1 củ gừng
- 2 trái ớt
- 2 muỗng canh rượu trắng
- 1 gói bột ngũ vị hương
- 1 gói bột cà ri
- ½ muỗng canh nước cốt tắc
- Hoa hồi, quế, đinh hương mỗi thứ 1 ít
- Gia vị thông dụng: Dầu ăn, hạt nêm, muối, đường, tiêu, bột ngọt
Bước 2: Sơ chế lòng bò
Lòng bò các loại bạn cần làm sạch nhớt và khử hết mùi hôi. Sau đó, đun sôi một nồi nước, cho gừng, muối vào nấu cùng.
Khi nước sôi thì lần lượt cho phèo, lá xách, tổ ong vào đun tới khi thấy nổi bọt trắng thì vớt ra. Lá mía cho vào chần sau cùng để các loại lòng trên không bị đen. Khi thấy lá mía săn lại thì vớt ra. Rửa sạch lại lòng với nước lạnh cho hết mùi và nhớt, vớt ra để ráo.
Bước 3: Tiến hành ướp lòng bò với các loại gia vị
Cho toàn bộ lòng bò vào tô lớn, ướp với 1 muỗng canh các gia vị đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, tiêu, hành tỏi băm, ½ muỗng bột ngũ vị hương và ½ muỗng bột cà ri.
Trộn đều để lòng bò ngấm gia vị, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp khoảng 1 tiếng cho tới khi lòng có màu nâu vàng đặc trưng.
Bước 4: Chiên sơ lòng bò
Lòng bò sau khi ướp đủ thời gian, bạn lấy ra. Bạn bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hành tím, tỏi, hoa hồi, thanh quế và đinh hương vào phi thơm. Sau đó, cho toàn bộ lòng vào chiên khoảng 5 phút.
Trở đều hai mặt để lòng chín đều và săn lại, vớt lòng ra để ráo dầu trước khi nấu phá lấu.
Bước 5: Chế biến nước dùng phá lấu bò
Cho lần lượt phèo, tổ ong, lá xách vào nồi áp suất cùng 1 lít nước dừa vào cùng. Hầm lòng bò trong khoảng 30 phút. Sau 30 phút thì cho lá mía vào hầm thêm 20 phút nữa.
Kế đến, bạn cho 200ml nước cốt dừa vào, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi ninh thêm 5 phút là được. Do nấu bằng nồi áp suất nên lòng bò chín nhanh, không cần phải nấu quá lâu.
Bước 6: Làm nước mắm tắc chấm phá lấu
Món phá lấu bò không thể thiếu phần nước mắm tắc. Bạn pha ½ muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt tắc và 2 muỗng canh đường. Khuấy đều để đường tan hoàn toàn rồi cho ớt vào trộn cùng. Tùy khẩu vị thích ăn cay nặng hay nhẹ mà bạn tăng giảm lượng ớt sao cho vừa ăn.
Bước 7: Trình bày và thưởng thức thành phẩm
Sau khi thực hiện cách làm phá lấu bò theo từng bước trên. Bạn thu được món phảng phất mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị. Lòng bò chín mềm, vị béo thơm vô cùng đặc biệt.
Cắt nhỏ từng miếng lòng bò, chan nước dùng lẩu ra chén, ăn kèm với bánh mì hoặc bún tươi. Chấm miếng lòng chín mềm qua nước mắm tắc đảm bảo khiến bạn ăn ngon hết sảy.
3. Cách lựa chọn nguyên liệu làm phá lấu bò
Để cách nấu phá lấu bò thành công và ngon miệng, bạn cần lưu ý những điều sau khi trong khâu lựa chọn nguyên liệu:
- Chọn gan có màu đỏ tía sẫm, hoặc ngả sang tím bề mặt nhẵn bóng, mịn, khi ấn tay xuống lún và có in dấu tay.
- Chọn lá lách dài và dẹt, hai đầu tròn, màu đỏ sẫm, hơi xanh, sờ vào thấy hơi xốp. Tuyệt đối không sử dụng lá lách bị bầm đen, nhũn,…
- Không chọn bộ lòng có bầm đen hoặc tái xanh, có mùi hôi, không có sự đàn hồi và bị chảy nhớt.
4. Một vài lưu ý khi tự làm phá lấu bò tại nhà
Thưởng thức phá lấu bò tại nhà vừa ngon vừa cảm nhận trọn vẹn hương vị hấp dẫn của món ăn. Tuy nhiên, để chế biến món ăn này thơm bùi, không bị dai hay có mùi tanh, bạn cần lưu ý:
- Lòng bò sau khi mua về, quan trọng nhất chính là khâu sơ chế, khử sạch mùi tanh và nhớt. Bạn có thể dùng nước rượu chần sơ qua lòng sau đó mới vớt ra rửa, ướp gia vị cho vừa ăn. Ngoài ra, bạn có thể thay thế nội tạng tùy theo sở thích của mình.
- Phá lấu lòng bò ngon nhất là khi thưởng thức nóng hổi. Bởi để nguội sẽ khiến nước dùng bị lợn cợn, không còn ngon nữa. Bạn có thể sử dụng nồi thủy tinh hoặc nồi gang để nấu vì khả năng giữ nhiệt của chúng rất tốt.
- Để nước dùng thơm và đậm mùi thảo mộc thì bạn có thể xay nhuyễn hoa hồi và nhánh quế sau đó để vào túi vải rồi cho vào nồi rang để khi vớt ra dễ hơn và không bị sót vụn.
- Nếu không cho nước dừa dão, bạn có thể pha tỷ lệ nước lọc và nước cốt dừa là 3:1
- Nước nấu phá lấu phải ngập lòng thì mới có thể thấm gia vị.
>>>> Xem ngay món lẩu bò ngon cuốn hút tại đây:
- Hướng dẫn cách làm lẩu riêu cua bắp bò chi tiết từ A đến Z
- Cách nấu lẩu bò thập cẩm đơn giản tại nhà
- Cách nấu lẩu sườn bò ngon trong 1 nốt nhạc
Trên đây là hướng dẫn cách nấu phá lấu bò với nước cốt dừa cực ngon, thơm lừng. Michelia tin rằng, món ăn lạ miệng và béo ngậy này sẽ làm hài lòng bất kỳ ai từ lần đầu thưởng thức. Giờ thì chúng ta cùng bắt tay thực hiện nào!