Ẩm thựcMón lẩu

Bật mí cách nấu lẩu Thái không cần xương vẫn ngon ngọt, tròn vị

Lẩu Thái cũng giống như nhiều món lẩu khác thông thường hiện nay, để nước lẩu được thơm ngon, đậm vị thì bạn cần phải sử dụng đến nước hầm xương. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sẵn xương để hầm. Trong một số trường hợp, bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Vậy làm thế nào để nấu lẩu Thái mà không cần dùng đến xương? Tham khảo ngay cách nấu lẩu Thái không cần xương của Michelia ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên liệu làm lẩu thái không cần xương

Lẩu Thái có thơm ngon và chuẩn vị hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị nguyên liệu. Theo đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:

  • Tôm: 150g
  • Mực tươi: 150g
  • Nghêu: 300g
  • Thịt bò: 100g
  • Dứa xanh: 1 quả
  • Nấm rơm: 50g
  • Nấm đông cô: 100g
  • Rau đắng: 150g
  • Rau muống: 100g
  • Bắp chuối bào: 50g
  • Đậu phụ: 2 bìa
  • Ngò gai: 50g
  • Hành tím, tỏi, sả xay: Mỗi loại 30g
  • Sả: 30g
  • Riềng: 20g
  • Ớt: 2g
  • Cà chua: 100g
  • Hành tây: 50g
  • Các loại gia vị gồm có: hạt nêm, đường, nước mắm, bột ngọt, muối, tương cà, tương ớt, sa tế.
  • Bún tươi: Tùy thuộc vào số lượng người ăn.

2. Cách nấu lẩu thái không cần xương dễ làm tại nhà

Để có thể nấu lẩu Thái thơm ngon, đúng vị mà không cần dùng đến xương, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

2.1. Sơ chế nguyên liệu

  • Mực mua về lột bỏ phần túi mực, dùng dấm, muối và chanh để khử mùi tanh của mực. Sau đó rửa sạch mực và thái thành những miếng vuông vừa ăn
  • Tôm loại bỏ chỉ đen trên lưng và làm sạch phần đầu tôm, sau đó rửa sạch và để ráo nước
  • Ngao ngay sau khi mua về cần phải cho vào nước để ngâm cho sạch, sau đó làm sạch vỏ ngao và để ráo nước
  • Dứa xanh gọt vỏ, cắt bỏ phần mắt dứa rồi rửa sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn
  • Nấm hương cắt chân và rửa sạch
  • Hành, mùi, thìa là đem nhặt sạch và loại bỏ phần rễ rồi rửa sạch và cắt khúc nhỏ 
  • Cà chua rửa sạch và bổ múi cau
  • Các loại rau ăn kèm cần phải được rửa sạch và ngâm với nước muối 7 – 10 phút. Sau đó vớt rau ra rổ và để cho ráo nước
  • Đậu phụ cắt thành những miếng vừa ăn và để ra đĩa.
Sơ chế nguyên liệu làm lẩu thái
Sơ chế nguyên liệu làm lẩu thái

2.2.  Cách làm nước lẩu không cần ninh xương

Nước lẩu Thái sẽ quyết định phần lớn đến sự thơm ngon, chuẩn vị của của món ăn này. Chính vì vậy, để nước lẩu Thái được ngon thì bạn cần thực hiện theo quy trình như sau:

  • Cho chảo lên bếp cùng với một ít dầu ăn vào đun cho nóng, khi dầu nóng thì cho hành, tỏi, riềng, ớt, lá chanh, cà chua vào xào cho đến khi dậy mùi thì tắt bếp
  • Đổ 2 lít nước vào nồi và đun sôi cùng lửa lớn. Tiếp đến bạn cho gói gia vị lẩu Thái vào để tạo hương vị đặc trưng của món lẩu này
  • Khi nước sôi, cho hỗn hợp đã xào ở trên vào nồi nước lẩu, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đợi nước sôi 1 lần nữa thì tắt bếp.
Cách nấu nước lẩu thái không cần xương
Cách nấu nước lẩu thái không cần xương

2.3. Làm nước chấm muối ớt xanh, nước chấm chua ngọt

Để thực hiện cách nấu lẩu thái không cần xương trở nên đậm đà, thơm ngon và chuẩn vị hơn thì nước chấm là thứ không thể thiếu khi nấu lẩu Thái. Tùy vào sở thích, khẩu vị của mình, bạn có thể làm nước chấm theo 2 dưới đây:

Nước chấm muối ớt xanh:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 800g đường + 8g bột chanh + 150g muối + 150g ớt xiêm xanh + 300ml nước lọc
  •  Cách làm: Cho tất cả các hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn, sau đó cho ra một cái bát nhỏ.

Nước chấm chua ngọt:

  • Nguyên liệu: 10g bột chanh + 100ml nước mắm + 15g nước mắm mặn + 50ml nước lọc
  • Cách làm: Cho hỗn hợp nguyên liệu gồm bột chanh, nước mắm, đường, nước mắm mặn, nước lọc vào nồi và đun trong lửa lớn. Sau khi hỗn hợp này sôi, bạn vặn nhỏ bếp để hỗn hợp sôi nhẹ trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp và cho nước chấm ra bát nhỏ.

>>>>>> XEM NGAY: Tổng hợp 10+ cách nấu lẩu Thái ngon xua tan cái lạnh mùa đông

2.4. Thành phẩm

Sau khi đã chế biến xong, bạn cho nước lẩu vào nồi lẩu chuyên dụng, bày các thực phẩm ăn kèm ở xung quanh và tiến hành thưởng thức. Nước lẩu thành phẩm sẽ có màu đẹp mắt, hương vị hấp dẫn, có vị chua chua, ngọt ngọt kết hợp với vị cay vô cùng kích thích các giác quan.

Thành phẩm cách làm nước lẩu thái không cần xương
Thành phẩm cách làm nước lẩu thái không cần xương

3. Kinh nghiệm khi làm lẩu thái không cần xương

Ngoài việc tìm hiểu cách làm lẩu thái không cần xương, bạn cũng cần lưu ý một số kinh nghiệm sau đây:

  • Lá chanh và sả sẽ góp phần làm tăng hương vị và giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Vì vậy, bạn đừng quên hai nguyên liệu này khi chuẩn bị nguyên liệu để nấu lẩu.
  • Khi nấu nước lẩu, bạn không nên nêm nếm đậm đà ngay từ đầu. Nguyên nhân là vì điều này sẽ làm cho nước lẩu sau khi nhúng các món hải sản vào sẽ trở nên mặn và khó ăn hơn.
  • Vì nước lẩu Thái không dùng xương nên bạn có thể cho thêm gói gia vị lẩu và nước cốt dừa để hương vị của món lẩu được đậm đà, tròn vị hơn.

>>>>>> THAM KHẢO NGAY: Các cách nấu lẩu thái ngon khác tại đây:

Như vậy, Michelia vừa chia sẻ đến bạn cách nấu lẩu thái không cần xương một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi thêm các bài viết của chúng tôi để biết cách nấu thêm nhiều món ăn ngon bạn nhé!

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button